Ngày nay, các thiết bị đang ngày càng tiên tiến hơn và thường gắn liền với cụm từ “smart” (thông minh). Hãy cùng tìm hiểu ngôi nhà của bạn đã thay đổi như thế nào nhờ vào các công nghệ đèn thông minh đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây.
Đặt trường hợp bạn đang băn khoăn không biết nên nấu những món gì với một tủ lạnh đã đầy ứ các loại thực phẩm đủ để làm thành một bữa tiệc thịnh soạn. Bạn không cần phải lo lắng, vì nó biết chính xác bạn mua từng món lúc nào nên sẽ đưa ra những gợi ý cho bạn những món nào cần ưu tiên và phối hợp với bữa ăn, do vậy bạn không phải lo lắng về việc dùng nhầm thực phẩm quá hạn.
Hay khi bạn đang trong giờ làm nhưng vẫn có thể sử dụng smartphone để “ra lệnh” cho hệ thống cửa điều khiển từ xa ở nhà mở ra đón cậu con trai đi du học từ Úc trở về sớm hơn dự định vào hôm nay. Đồng thời các cảm biến chuyển động tích hợp trong nhà sẽ cảm nhận được thân nhiệt của con trai bạn và tự động điều chỉnh hệ thống bật lò sưởi hoặc điều hòa cho phù hợp với thân nhiệt của con bạn ngay khi cậu ta mới bước vào nhà….
Hoặc bạn chỉ việc lấy điện thoại của mình và chụp lại bức ảnh với không khí Tết rộn rã và cành hoa Đào ấm áp sau đó gửi hình ảnh đó vào hệ thống điều khiển ánh sáng không dây của bạn ở nhà thông qua internet, cho phép tái tạo ánh sáng theo ý bạn là bạn đã có thể gửi màu sắc và cảm giác ấm áp đó về căn phòng con trai.
Tất cả những gì chúng ta vừa đề cập đều đã tồn tại nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở hiện tại. Tuy nhiên, theo các nhà tiếp thị và những người tiên phong của những ngôi nhà thông minh, con người sẽ sớm thay đổi cách nhìn nhận về ngôi nhà của họ thông qua các thiết bị và máy điều hòa tích hợp cảm biến thông minh, những ngọn đèn đươc kích hoạt bằng Internet.
Theo Chis Dancy, một trong những người tiên phong ở Denver và là giám đốc của công ty phần mềm BMC thì “Những ngôi nhà thông minh không chỉ giúp cuôc sống tiếp diễn, mà nó còn sẽ là một sự hỗ trợ, hoặc trong một số trường hợp nó trở thành sự thích nghi”.
Là một trong những người được trải nghiêm cuộc sống “tiện nghi nhất” trên hành tinh sớm nhất, Chis Dancy luôn mang theo một loạt các cảm biến trên cơ thể để đo nhịp tim, nhiệt độ, hiệu quả của các hoạt động của cơ thể và hơn thế nữa. Thậm chí, cả con chó của ông cũng được đeo một cảm biến chuyển động ở dây cổ của nó. Trên bàn làm việc tại văn phòng của Dancy còn có một cảm biến giúp dò mức độ tiếng ồn, nhiệt độ và độ ẩm. Tất cả những tiện ích về dữ liệu số đó mở rộng tới cả căn hộ của ông. Máy điều hòa và các bóng đèn trong nhà đều được kết nối với smartphone của Dancy. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được chiếc giường của ông cũng có một cảm biến để đo chuyển động, hơi thở, nhịp tim và cả mức độ ngáy khi ngủ.
Tuy nhiên trên thực tế, trong khi vẫn đáp ứng hệ thống sưởi ấm hoăc làm mát cho căn phòng của bạn thì các công nghệ gia dụng thông minh đang lặng lẽ giành chỗ đứng nhờ vào mức giá ngày càng giảm và tăng mức tiết kiệm năng lượng. Công nghệ nhà thông minh (smart home) được dự báo sẽ tạo ra doanh thu lên tới 50 tỉ USD/năm vào năm 2020 theo báo cáo vào hồi tháng 10/2013 của công ty nghiên cứu thị trường Markets And Markets có trụ sở tại Dallas(Mỹ).
Các thiết bị trên thị trường giờ đây đã có thể lên chương trình cho căn nhà của bạn và phối hợp với nhau qua Wi-Fi hoặc chuẩn không dây có tên là ZigBee như là một người hầu cận lặng lẽ. Dancy chia sẻ với LiveScience rằng các công nghệ mới nhất vượt xa việc lập trình nhiệt độ hay điều chỉnh ánh sáng. Dancy nói “Tự bản thân cái tủ lạnh không quá thông mình nhưng khi nó có thể “giao tiếp” với bóng đèn hoặc “liên hệ” với các cửa hàng tạp hóa để lấy hàng thì đó là siêu thông minh. [Thực ra] Internet là của mọi người, các công nghệ này đang xoay quanh nó”.